congtyanhlinhvn@gmail.com  0918 064 018
Hỗ trợ 24/7
0918 064 018

VẢI ĐỊA KỸ THUẬT APT 12

Ngày đăng: 07-04-2022 02:33:14

vai-dia-ky-thuat-apt12Vải địa kỹ thuật APT 12: Cường độ chịu kéo 12 kN/m, trọng lượng 150 g/m2, chiều dày 1,55 mm, lực kháng xuyên CBR 1.900N, độ giãn dài khi đứt theo chiều khổ/ cuộn là 70%. Vải địa kỹ thuật APT 12 là loại vải địa kỹ thuật không dệt, được sản xuất trên dây chuyền công nghệ hoàn toàn tự động của Hàn quốc, xơ sử dụng 100% nguyên liệu prolypropylen được nhập khẩu từ các nước phát triển, công nghệ xuyên kim, gia nhiệt có phụ gia kháng tia cực tím.

 

TIÊU CHUẨN VẢI ĐỊA KỸ THUẬT APT 12

BẢNG TIÊU CHUẨN VẢI ĐỊA KỸ THUẬT APT 12
STT CÁC CHỈ TIÊU PHƯƠNG PHÁP THỬ ĐƠN VỊ APT 12
1 Lực kéo đứt lớn nhất (chiều cuộn, khổ) ASTM D 4595 kN/m 12
2 Khối lượng đơn vị ASTM D 5261 g/m2 150
3 Chiều dày ASTM D 5199 mm 1.55
4 Hệ số thấm đơn vị ASTM D 4491 10-4m/s 40
5 Độ giãn dài khi đứt (chiều cuộn, khổ) ASTM D 4595 % 70
6 Lực kéo giật lớn nhất (chiều cuộn, khổ) ASTM D 4632 N 780
7 Lực chịu xé lớn nhất (chiều cuộn, khổ) ASTM D 4533 N 300
8 Lực kháng xuyên CBR ASTM D 6241 N 1900
9 Lực đâm thủng thanh ASTM D 4833 N 400
10 Kích thước lỗ O95 ASTM D 4751 mm <0.106
11 Chiều rộng cuộn   m 4

Xem thêm các loại vải địa kỹ thuật không dệt APT

Chức năng của vải địa kỹ thuật APT 12

Chức năng phân cách: vải địa kỹ thuật được dùng làm tấm ngăn cách liên tục giữa 2 lớp vật liệu có đặc tính khác nhau, tránh được mất vật liệu và cho phép giảm khối lượng đất đắp

Chức năng lọc ngược: dùng vải địa kỹ thuật không dệt trải giữa 2 lớp vật liệu có độ thấm nước và cỡ hạt khác nhau sẽ tránh được sự xói mòn từ phía vật liệu có kích thước hạt mịn hơn vào lớp vật liệu thô

Chức năng tiêu thoát: vải địa kỹ thuật không dệt, xuyên kim có chiều dày và tính thấm nước cao, có khả năng tiêu thoát nước tốt cho cả phương đứng và phương ngang nên làm tiêu thoát nước tốt trong lỗ rỗng nhanh, giảm áp lực nước trong quá trình thi công cũng như sau khi xây dựng.

Chức năng bảo vệ: ngoài độ bền cơ học cao như lực kéo và sức kháng xuyên cao … vải địa kỹ thuật còn có tính bền với môi trường (chịu được nước mặn) nên kết hợp với các loại vật liệu khác như rọ đá, thảm đá, đá hộc ..để làm lớp đệm chống xói mòn cho các công trình đê, đập, bờ kè, bến cảng, trụ cầu ..

Chức năng gia cường: vải địa kỹ thuật gia cường cung cấp lực trống trượt theo phương ngang nhằm gia tăng độ ổn định của mái dốc.

Một số tiêu chuẩn ASTM viện dẫn:

ASTM D 4355, Standard Test Method for Deterioration of Geotextiles by Exposureto Light, Moisture and Heat in Xenon Arc Type Apparatus (Phương pháp thử nghiệm độ hư hỏng của vải địa kỹ thuật dưới tác động của ánh sáng, độ ẩm và hơi nóng trong thiết bị Xenon Arc);

ASTM D 4491, Standard Test Method for Water Permeability of Geotextile by Permittivity (Phương pháp thử xác định khả năng thấm đứng của vải địa kỹ thuật bằng thiết bị Permittivity);

ASTM D 4595, Standard Test Method for Tensile Properties of Geotextiles by the Wide-Width Strip Method (Phương pháp thử xác định độ bền kéo của vải địa kỹ thuật theo bề rộng của mảnh vải);

ASTM D 4716, Standard Test Method for Determining (in-plane) Flow Rate per Unite Width and Hydralic Transmissivity of Geosynthetic Using a Constant Head (Phương pháp thử xác định tỷ lệ chảy trên đơn vị diện tích và độ thấm thủy lực của vật liệu địa kỹ thuật tổng hợp sử dụng cột nước không đổi);

ASTM D4884, Standard Test Method for Strength of Sewn of Bonded Seams of Geotextiles (Phương pháp thử xác định cường độ đường may của vải Địa kỹ thuật).

 

Bài viết liên quan

Công ty TNHH Sản Xuất Xây Dựng và Thương Mại Anh Linh, GPKD 0312494467 do Sớ KHĐT Tp. HCM cấp 08/10/2013 -
 Thiết kế Web: PhuongNamVina